Hoàng Nam Podcast cover art

Hoàng Nam Podcast

By: Hoàng Nam Podcast
  • Summary

  • Nơi chia sẻ những kiến thức, trải nghiệm của Hoàng Nam cho doanh nghiệp.
    Show More Show Less
Episodes
  • Có Nên Mở Công Ty Dịch Vụ Kế Toán Và Điều Kiện Thành Lập Là Gì?
    Jun 28 2021
    Hiện nay, có khá nhiều công ty dịch vụ kế toán ra đời với giá thành dịch vụ khá thấp. Nhiều người sẽ băn khoăn liệu với giá thành dịch vụ thấp như vậy thì đem lại lợi nhuận ra sao, có nên đầu tư để mở công ty dịch vụ kế toán hay không? Trước tiên, chúng ta cần hiểu rõ dịch vụ kế toán là gì? Dịch vụ kế toán là một loại hình dịch vụ cung cấp làm kế toán, làm kế toán trưởng và các vấn đề khác liên quan đến hoạt động kế toán như kê khai, nộp thuế, lên báo cáo tài chính, các thủ tục về thuế. Đây là hoạt động vô cùng cần thiết cho các công ty. Với nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ, các công ty, doanh nghiệp mọc lên như nấm sau mưa, đặc biệt là các “startup”, thì dịch vụ kế toán là ngành nghề có đất hoạt động khá rộng. Dịch vụ này mang lại đa dạng các lựa chọn, phù hợp với các loại hình và quy mô kinh doanh khác nhau của các doanh nghiệp từ lớn tới nhỏ. Đặc biệt, dịch vụ kế toán còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm một khoản chi phí khá lớn để đầu tư cơ sở vật chất và nhân sự cho bộ máy kế toán và duy trì hoạt động của bộ máy này.  Để duy trì một bộ máy kế toán hay tìm cho mình một kế toán giỏi nghiệp vụ quả thật là điều rất khó khăn, đặc biệt là những doanh nghiệp mới khởi nghiệp, không có điều kiện về tài chính, do đó, rất rất nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn sử dụng dịch vụ kế toán bên ngoài, vừa đảm bảo được tiến độ công việc mà không phải bỏ ra quá nhiều chi phí. Điều Kiện Để Được Kinh Doanh Ngành Dịch Vụ Kế Toán Là Gì? Để được mở công ty dịch vụ kế toán thì phải đáp ứng đủ 2 điều kiện Có đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán Có ít nhất 2 người có Chứng chỉ kiểm toán viên/chứng chỉ hành nghề kế toán do Bộ Tài chính cấp, trong đó Giám đốc doanh nghiệp phải là người có Chứng chỉ hành nghề kế toán hoặc Chứng chỉ kiểm toán viên từ 2 năm trở lên. Và một số yêu cầu được quy định theo Luật kế toán. Ngoài ra, đây cũng là ngành nghề đòi hỏi nhân viên phải vững nghiệp vụ, có khả năng xử lý số liệu một cách nhanh chóng, chính xác, đảm bảo thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành để tạo nên một dịch vụ có chất lượng tốt. Một số dịch vụ mà công ty dịch vụ kế toán thường cung cấp: Làm kế toán Làm kế toán trưởng Thiết lập cụ thể hệ thống kế toán cho đơn vị kế toán Cung cấp và tư vấn áp dụng công nghệ thông tin về kế toán Bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán, cập nhật kiến thức kế toán Tư vấn tài chính Kê khai thuế Thị trường dịch vụ kế toán hiện nay khá cạnh tranh nhau, tuy nhiên, nhu cầu cần sử dụng dịch vụ cũng ngày càng nhiều hơn, nếu đảm bảo được chất lượng dịch vụ tốt song song với giá cả hợp lý thì không quá khó khăn để phát triển, cạnh tranh với các đối thủ khác. Nếu bạn có đủ năng lực, kinh nghiệm trong lĩnh vực này và mong muốn mở công ty dịch vụ kế toán, hãy liên hệ ngay với Hoàng Nam, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn hiểu rõ thêm về những quy định pháp lý, giải đáp những vướng mắc của bạn, hỗ trợ bạn các thủ tục thành lập một cách nhanh chóng và hiệu quả.
    Show More Show Less
    3 mins
  • So Sánh Công Ty Đại Chúng Và Công Ty Cổ Phần
    Jun 24 2021
    Công ty cổ phần Là doanh nghiệp mà trong đó, vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; cổ đông có thể là tổ chức hoặc cá nhân, số lượng tối thiểu là 3 cổ đông, không giới hạn số lượng tối đa; các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn của mình đã góp vào doanh nghiệp; cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác; công ty cổ phần có tư cách pháp nhân và có quyền phát hành cổ phần để huy động vốn. Công ty đại chúng Là công ty cổ phần đáp ứng được 1 trong 3 điều kiện sau: là công ty đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng; công ty có cổ phiếu được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán; công ty có cổ phiếu được ít nhất 100 nhà đầu tư sở hữu, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và có vốn điều lệ đã góp từ 10 tỷ đồng trở lên. Công ty cổ phần được Luật doanh nghiệp quản lý, còn công ty đại chúng do Ủy ban Chứng Khoán Nhà Nước quản lý, thuộc phạm vi của Luật chứng khoán. Do đó, tuy công ty đại chúng là công ty cổ phần, có những đặc điểm, ưu nhược điểm của một công ty cổ phần, tuy nhiên, có vài sự khác biệt của công ty đại chúng so với công ty cổ phần, biểu hiện như sau: Công bố đầy đủ các thông tin Định kỳ và Bất thường theo quy định: Báo cáo tài chính kiểm toán năm / soát xét 6 tháng đầu năm, Nghị quyết Đại hội cổ đông thường niên, thay đổi thành viên Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, mua bán tài sản có giá trị lớn >15% Tổng tài sản Công ty Phải tuân thủ các nguyên tắc quản trị Công ty đại chúng như: Bảo đảm cơ cấu quản trị hợp lý và hiệu quả hoạt động của Hội đồng Quản trị cũng như Ban Kiểm soát; Bảo đảm quyền lợi của các cổ đông, đối xử công bằng giữa các cổ đông (Không được phân biệt cổ đông lớn và cổ đông nhỏ lẻ; Bảo đảm công khai, minh bạch mọi hoạt động của Công ty (đây là tiêu chí cốt lõi khi tham gia thị trường chứng khoán). Phải thực hiện đăng ký, lưu ký Chứng khoán tập trung tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam VSD theo quy định (ngay khi được Ủy ban Chứng khoán chấp thuận là Công ty đại chúng), có thể hiểu là Chứng khoán của tất cả các Công ty Đại chúng kể cả chưa niêm yết để giao dịch đều phải chuyển hết về cho Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam VSD – một đơn vị trực thuộc của Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước quản lý. Công ty đại chúng nào cũng có mã chứng khoán riêng để nhà nước quản lý chung, khi muốn chuyển nhượng mua bán thì các nhà đầu tư cần mở tài khoản tại công ty chứng khoán, sau đó mọi hoạt động đều sẽ thông qua VSD, sẽ đảm bảo hơn khi giao dịch như khi còn do Sở kế hoạch đầu tư quản lý.
    Show More Show Less
    2 mins
  • SO SÁNH TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP?
    Jun 10 2021
    Tài chính công là gì? Tài chính doanh nghiệp là gì? Có gì giống và khác nhau giữa tài chính công và tài chính doanh nghiệp? Hãy cùng xem bài viết so sánh tài chính công và tài chính doanh nghiệp để hiểu rõ hơn nhé! Tài chính công Là tổng thể các hoạt động thu, chi bằng tiền do Nhà nước tiến hành, tài chính công thể hiện các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tạo lập, sử dụng, quản lý các quỹ công nhằm phục vụ thực hiện các chức năng của Nhà nước và đáp ứng các nhu cầu, lợi ích chung của toàn xã hội. Tài chính doanh nghiệpLà thuật ngữ được dùng để mô tả cho những công cụ, công việc quan trọng trong hệ thống tài chính của doanh nghiệp. Các hoạt động liên quan đến việc huy động vốn và sử dụng nguồn vồn đó để đầu tư vào tài sản trong doanh nghiệp nhằm tạo ra lợi nhuận cho chủ sở hữu doanh nghiệp.   SO SÁNH TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Đặc điểm của tài chính công: Tài chính công gắn liền với quyền sở hữu của nhà nước và quyền lực chính trị của nhà nước. Quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tài chính công do nhà nước quyết định theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Phạm vi hoạt động: do thực hiện nhiệm vụ trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế, xã hội, an ninh, văn hóa, quốc phòng, tài chính công có phạm vi hoạt động khá rộng. Tài chính công có 3 chức năng chính: Chức năng phân bổ: chức năng này liên quan đến việc phân bổ các hàng hóa công cộng. Nhà nước sẽ thực hiện các chức năng như duy trì luật pháp, trật tự an ninh, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục, việc thực hiện chức năng này yêu cầu có quy mô lớn và phải phân bổ một cách hiệu quả. Chức năng phân phối: chức năng này làm giảm thiểu sự chênh lệch về thu nhập và sự giàu có, làm giảm sự bất bình đẳng trong xã hội thông qua việc phân phối lại thu nhập và của cải. Chức năng ổn định: chức năng này giúp loại bỏ hoặc làm giảm đi những biến động kinh doanh khi nền kinh tế trải qua những thời kỳ bùng nổ và suy thoái. Vai trò của tài chính công: Tài chính công huy động các nguồn lực từ mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế, địa vị xã hội để hình thành nên nguồn tài chính cho toàn quốc gia, là công cụ đảm bảo nguồn lực tài chính cho việc tồn tại và hoạt động có hiệu quả của nhà nước. Phân phối nguồn tài chính đã huy động cho các chủ thể, giám sát, đảm bảo sự hoạt động của bộ máy nhà nước và thực hiện các chức năng của nhà nước và đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn tài chính, đúng mục đích. Đóng vai trò chỉ đạo trong nền kinh tế nhà nước, thực hiện thu các khoản thu để tạo lập quỹ tiền tệ chung, đầu tư cho các doanh nghiệp nhà nước, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ, trang thiết bị,… tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể trong nền kinh tế mở rộng, phát triển. Tài chính công đóng vai trò định hướng cho hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế như việc hướng dẫn tiêu dùng, đầu tư qua các chính sách về thuế. Tài chính công thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao hiệu quả kinh doanh, định hướng đầu tư, điều chỉnh cơ cấu của nền kinh tế theo lãnh thổ, ngành nghề, lĩnh vực, nhằm thu hút đầu tư vào các khu vực này. Tài chính công điều tiết thu nhập xã hội bằng công cụ thuế, thực hiện các hoạt động về an sinh xã hội, giúp đỡ các trường hợp khó khăn như trẻ em mồ côi, người khuyết tật,… Đặc điểm của tài chính doanh nghiệp: Sự vận động của quỹ tiền tệ, vốn kinh doanh gắn liền với các yếu tố vật tư là lao động, sự vận động này vì lợi nhuận của doanh nghiệp. Phạm vi hoạt động: Tài chính doanh nghiệp gắn liền với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, có các quan hệ tài chính doanh nghiệp đa dạng phát sinh như quan hệ nộp – cấp giữa nhà nước và doanh nghiệp, quan hệ thanh toán với các chủ thể khác trong xã hội và với người lao động trong doanh nghiệp. Chức năng của tài chính doanh nghiệp: Chức năng phân phối: nhờ có chức năng này mà doanh nghiệp có khả năng khai ...
    Show More Show Less
    3 mins

What listeners say about Hoàng Nam Podcast

Average Customer Ratings

Reviews - Please select the tabs below to change the source of reviews.

In the spirit of reconciliation, Audible acknowledges the Traditional Custodians of country throughout Australia and their connections to land, sea and community. We pay our respect to their elders past and present and extend that respect to all Aboriginal and Torres Strait Islander peoples today.